Đức Giám mục Giuse Võ Đức Minh
Bài giảng của Đức Giám mục Giuse Võ Đức Minh trong Thánh lễ giỗ 4 năm Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nho tại nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang
Kính thưa quý cha, quý tu sỉ và quý anh chị em rất thân mến!
Ba bài đọc Lời Chúa, cách riêng bài Phúc âm về các mối Phúc Thật, như giúp chúng ta nhớ lại và làm sống lại không những đời sống phục vụ của Đức Cố Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nho yêu quý của chúng ta, khi còn ở trần gian này, và đồng thời mở ra cho chúng ta con đường hy vọng, để tin rằng giờ đây Ngài được hưởng Phúc Thật trong nước Thiên Chúa.
Những gì mà chúa Giêsu đã mở ra, Ngài hiểu và đi vào trong đời sống một con người, một linh mục, một giám mục trong giáo phận thân yêu của chúng ta.
Lời Chúa đem lại niềm hi vọng và an uỉ cho chúng ta rất nhiều.
Dịp lễ giỗ của Ngài, quy tụ chúng ta, và trong truyền thống hết sức là cao đẹp của người Việt Nam, Giáo hội Việt Nam thân yêu, và trong đó đương nhiên có giáo phận chúng ta.
Chúng ta hợp nhau để cầu nguyện cho Ngài, cầu nguyện với Ngài, để dâng thánh lễ, xin Chúa tuôn đỗ muôn ơn lành trên người Cha, người thầy yêu quý của chúng ta, mà chúng ta còn muốn chia sẽ cho nhau những kỉ niệm của Ngài. Để rổi, thật sự dầu Ngài đã qua đi 4 năm rồi, nhưng sự nghiệp của Ngài, di sản của Ngài, vẫn ở nơi chúng ta. Và với lòng biết ơn trong tâm tình hiếu thảo, chúng ta càng hiểu thì sẽ càng nổ lực để rồi phát huy gia sản mà người cha, ngưởi thầy để lại cho chúng ta.
Tôi có 3 điều này chia sẻ với các cha và anh chị em dịp lễ giỗ của Ngài.
Năm nay là năm thánh của giáo phận,
Điều trước hết, là huy hiệu của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nho.
Ngài muốn nhìn vào chúa Giêsu với biểu tượng là con chiên tinh tuyền mang thánh giá. Nhìn vào điều đó chúng ta nghĩ rằng Ngài muốn dâng hiến cả cuộc đời vác thánh giá nhưng găn bó với chúa Giêsu. Đúng thế, đó là hình ảnh tuyệt đẹp về Chúa Giêsu mục tử hiền lành và khiêm nhường mà Đức cha Phêrô muốn học hỏi, thực hiện, và sống trong đời mục tử của mình.
Và thưa anh chị em, năm nay là là năm thánh tri ân.
Nhìn lại các bậc tiền nhân của chúng ta, riêng cá nhân tôi mới về trong giáo phận. Tôi cố gắng cùng vói sự cho phép của Đức cha chính Phaolô, và sự đồng tình cùng với anh em linh mục trong giáo phận để tôn tạo lại ngôi nhà tổ của giáo phận thân yêu, cố găng tìm lại những di vật của các bậc chủ chăn tiền bối.
Vì hôm đó trong phòng của Đức cha chính Phaolô, tôi thấy có một cái gì đó, mà lúc đầu tôi chưa hiểu là cái gì? Và vì trong phòng Đức cha, cho nên tôi lấy mà nhìn xem là cái gì? Sau đó tôi nhìn qua nhìn lại tôi không hiểu, và tôi thử nhấn một cái thì ra con dấu của Đức cha Piquet, Marcel Piquet, vị giám mục đầu tiên của giáo phận chúng ta đã lâu rồi, cho nên nó mờ mờ tôi không thấy rõ, cố gắng để làm cho nó rõ hơn, thì thấy rõ nơi huy hiệu của Đức cha Piquet, hình ảnh con chiên mang lá cờ chiến thắng. Lập tức trong tâm khảm của tôi, tôi nhớ dến Đức cha Piquet, vị giám mục đầu tiên của giáo phận, đồng thời tôi liên tưỡng đến Đức cha Phêrô.
Chắc chắn Đức cha Phêrô, người con và người hoc trò của Đức cha Piquet, khi được đặt làm giám mục, chắc chắn trong tâm trí Ngài nghĩ đến Đức cha Piquet, người giám mục đầu tiên của giáo phận muốn đi vào con đường mà các bâc tiền bối đã mỡ ra. Và vì vậy Đức cha Piquet có hình con chiên, biểu tượng của chúa Giêsu mang lá cờ chiến thắng. Thì Đức cha Phêrô của chúng ta muốn thực hiện được điều đó, mà thay vì mang lá cờ chiến thắng, Ngài muốn mang thánh giá và vác thánh giá.
Tôi biết ơn và xúc động khi thấy các sự trùng hợp lạ lùng có chủ ý của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nho.
Hôm nay tôi muốn chia sẻ lại cho anh chị em cái xúc cảm của tôi, khi biết rằng Đức cha Nho muốn thực hiện điều mà vị giám mục đầu tiên của giáo phận khi đặt nền móng cho giáo phận Nha Trang.
Ngài ước ao dâng giáo phận cho Đức Mẹ, lập Khiết tâm, lập Sao biển và bao nhiêu điều khác tại các vùng đất của giáo phận này, luôn luôn dâng cho Đức Mẹ, ký thác cho Đức Mẹ.
Và chăc hẵn đó là một trong những lí do mà khi chúng ta nhớ lại cách đây 4 năm, trước khi Đức cha Phêrô Nho của chúng ta đi vào hôn mê, tâm tình cuối cùng của Ngài, đọc kinh Lạy Nữ Vương dâng mình cho Đức Mẹ, để phó thác cuộc đơi của mình cho Đức Me trong sự chăm sóc tình yêu thương hiền mẫu, và như thế chúng ta thấy rõ cuộc đời của người con giáo phận Nhatrang, của người mục tử trong giáo phận Nha Trang thân yêu của chúng ta.
- Điều thứ 2;
Tôi muốn chia sẻ với anh chi em, là khi về trong giáo phận Nha Trang này, tôi cố gắng để rồi học hỏi tìm hiểu về giáo phận, và tôi ngỡ ngàng khi thấy rất nhiều người hướng về việc phát triển du lịch, những danh lam thắng cảnh, thì nó có một cái gì đó thúc đẩy trong tâm hồn của mình hãy tìm đến những người nghèo khổ, tin mừng phải được loan báo cho người nghèo khổ. Mà vì vậy khi biết năm xưa Đức cha Nho quan tâm tới vùng đất Khánh Vĩnh, những vùng rừng núi, những anh chị em dân tộc, những người nghèo, thì tôi cố gắng để tìm hiểu.
Và khi nhìn giáo phận Nha Trang, từ Ninh Thuận cho đến Khánh Hòa trên dưới 210.000 người dân tộc thiểu số, không những người Chàm 65.000, mà đa số Raglai, Chủu, EĐe Khe' Ho.. v.v..và v.v ....
Ba mươi mấy dân tộc khác nhau trên vùng đất của giáo phận Nhatrang, trên 200.000 không phải là số ít, và từ đó tôi hiểu một phần nào cái thao thức của Đức Cha Nho đem tin mừng của chúa đến cho người nghèo khổ, những người vùng sâu vùng xa, những người ỡ vùng rừng núi hẻo lánh, mà năm xưa do những lí do khách quan mình chưa đặt chân đến được.
Vì vậy trong âm thầm, năm thánh giáo phận, tôi xin Đức Mẹ cho mình một cái dấu chỉ là làm sao có thể đặt chân lên đất Khánh Vĩnh.
Thú thật với các cha và anh chi em, lúc đó tôi nghe nhiều người nói về Khánh Vĩnh, tôi cứ nghĩ rằng đó là một vùng thâm sâu cùng cốc, vì bản thân chưa hiểu hết địa đồ giáo phận Nhatrang.
Tôi chỉ xin Chúa, xin Đức Mẹ cho cái ơn làm sao mình có thể đăt chân lên đó. Bỡi vì năm xưa, Đức cha Nho, hay cái lời nói thân thương hơn, “ông Chín” là quan tâm tới chuyện đó.
Và rồi anh chị em biết, dịp lễ Giáng Sinh Noel vừa qua, một cách rất là bất ngờ, lúc đầu tôi không dám nghĩ tới, nhưng cuối cùng tôi được đặt chân lên phần đất Khánh Vĩnh.
Mà tôi lại được cử hành thánh lể nơi phần đất mà ông Chín Đức Cha Nho năm xưa đã có ý chuẩn bị điêu đó. Tôi thấy trong tâm hồn của mình mà hôm nay muốn chia sẻ với anh chị em, Ngài đã nằm xuống không phải là hết, nhưng Ngài rõ ràng như có một cái lời mời gọi, mỡ đường chuẩn bị, để rồi lớp đàn em theo sau tiếp nối hoài bão của đàn anh.
Lời sống và lời đã qua đi, cần phải có sự cách ly với nhau, nhưng có sự kết hợp lạ lùng, và tiếng Chúa, tiêng Đức Mẹ đã thu xếp công việc một cách tuyệt diệu như thế.
Tôi đã có dịp chia sẻ với anh em linh mục trong dịp tĩnh tâm và dịp thường huấn.
Vâng, chúng ta hãy tin rằng các bậc tiền bối của chúng ta, dầu đã yên nghỉ trong chúa, các Ngài vẩn luôn luôn quan tâm tới sư nghiệp, tới gia sản cao quí, mà các Ngài gầy công xây dựng và truyền lại cho chúng ta ngày hôm nay, để từ đó kể lại cái chuyện này, tôi nghĩ chúng ta thế hê ngày hôm nay, dầu là hàng linh mục, hàng tu sĩ, giáo dân càng yêu mến giáo phận, càng yêu mến các vị tiền bối của mình. Chúng ta sẽ có nhưng nổ lưc nhiều hơn để hợp nhất với nhau phát huy gia sản của tiền nhân.
-Điều thứ 3;
Năm nay năm thánh giáo phận kỉ niệm 50 năm, ở xa xôi chúng ta, Liên tu sĩ ở Rôma cũng kỉ niệm 50 năm thành lập.
Cách đây mấy tuần, Đức cha chính Phaolô Nguyễn Văn Hòa đã cử hành thánh lễ tại Rôma ở giữa anh chị em linh mục, tu sĩ, chủng sinh ở Rôma.
Và Ngài nói rằng năm xưa thành lập liên tu sĩ ở Rôma, có cha Fx. Nguyễn Văn Thuận, Đức Hồng y Thuận, cha Daminh Nguyễn Văn Lạc, còn Đức cha Hòa năm xưa là Đại Chủng sinh ở Rôma, là người đầu tiên thành lập liên tu sĩ ở Rôma, và đương nhiên hiện diện nơi đây, có những người đã từng ở trong liên tu sĩ ở Rôma. Những điều mà Đức cha chính chúng ta nhắn nhủ, là làm sao người Công giáo Việt Nam trong một giáo phận, một đất nước, trong nước cũng như ngoài nước hãy cùng một lòng, một ý với nhau, hiệp nhất với nhau, đoàn kết với nhau, chung lòng chung sức với nhau, để xây dựng giáo hội, giáo phận thân yêu của mình.
Khi không đoàn kết hiêp sức với nhau, thì chỉ tạo cho những người không thích hôi thánh vui sướng mà thôi. Đó là lời nói của Đức cha chính của chúng ta. Và trong tâm tình đó, dịp 50 năm giáo phận, 50 năm của liên tu sĩ ở Rôma. Thưa anh chi em, điều này cha giám đốc Đại Chủng viện Sao biển hiểu, chính Ngài đã cho tôi bức ảnh khi tôi vừa về Nha Trang. Bức ảnh lấy ra từ phòng Đức cha Nho, trong bức ảnh đó cách đây lâu lăm rồi nhưng được chụp lại, có sự hiện diện ở Rôma, ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận và môt số linh mục trẻ sinh viên, trong đó có Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nho, Toma Nguyễn Văn Trâm nay là Giám muc Bà Rịa, có Phêrô Nguyễn Soạn, Giám muc Qui Nhơn, có Phêrô Trần Đình Tứ, Giám mục Phú Cường, có số các vị nữa.. và trong đó có tôi.
Nhưng tự nhiên thấy mặt mình lúc còn nhỏ, mặt Cha Nho lúc còn trẻ và mặt các vị khác, những vị này bao quanh Đức cha F.X. Nguyễn Văn Thuận, nó có một cái gì đó thât là đẹp, không phải chỉ là một kỉ niệm của mấy chuc năm trước mà thôi, nhưng thấy rằng trong quá khứ mình đã góp phần để cùng nhau xây dựng liên tu sĩ ở Rôma, rồi khi về nước, dầu làm việc lĩnh vưc này, lĩnh vực kia, ở phương trời này, phương trơi nọ, nhưng tất cả cùng một lòng một ý vơi nhau, đoàn kết với nhau, yêu thương nhau, chung sức chung lòng với nhau.
Và có như thế mình mới có thể với tuổi dời, với cái nhìn với chưc vụ mình, phát huy những gì mình đã học được, mình đã thu lươm được, để phục vụ giáo phận và giáo hội thân yêu.
Anh chị em rất thân mến, dip lể giổ của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nho, chúng ta chia sẻ cho nhau những kỉ niệm, chúng ta nói với nhau những điều mà chỉ có chúa biết tại sao có một mối dây liên hệ lạ lùng như thế.
Nói như Đức cha chính của chúng ta; Chúa như chuẩn bị trước để chúng ta cùng gặp gỡ nhau, cùng yêu thương nhau, cùng cộng tác với nhau, để phục vụ giáo phận và hội thánh càng ngày càng tốt đẹp hơn. Amen.
Nguyễn Anh Toàn viết lại từ video.