Thú thật không biết có ai nhớ đến Đức Cha Nho nhiều cho bằng tôi…

Đức Giám mục Giuse Võ Đức Minh

Bài giảng của Đức Giám mục Giuse Võ Đức Minh trong Thánh lễ gia đình tại nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang, lúc 9h sáng ngày 22/5/2006

Kính thưa các cha và anh chị em rất thân mến!

Trong bầu khí gia đình tưởng nhớ người thân yêu, chúng ta có nhiều câu chuyện, nhiều kỷ niệm để chia xẻ cho nhau. Thú thật không biết có ai trong năm qua, nhớ đến Đức Cha Nho nhiều cho bằng tôi. Không! Nói thế có nghĩa là, khi tôi nghe tin có lẽ mình sẽ về làm việc tại Nha Trang. Trong những ngày đợi bổ nhiệm đó tôi nhớ đến Đức Cha Nho, cầu nguyện cho Đức Cha Nho và nói với Đức Cha Nho rằng: "Ngài sao không sống thêm nữa cho mình đỡ gánh nặng".

Hình như ngày nào tôi cũng nhớ Đức Cha Nho, cái hình ảnh, cái khuôn mặt, cái nụ cười, cái cách đối xử, lòng nhân hậu của Đức Cha Nho gần như nhập tâm với tôi. Và tối ngày 8/11/2005 khi được Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn thông báo cho tôi: “Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã bổ nhiệm cha làm giám mục, Giám mục Phó Giáo phận Nha Trang". Trong tâm trí tôi lúc đó vẫn hiện ra hình ảnh của Đức Cha Nho, tự nhiên tôi nói với Ngài: "Năm qua nhớ đến anh nhiều, hôm nay mình phải tiếp nối công việc của anh đây" mình xin làm người em của anh như trước kia anh vẫn thường gọi mình: "Chú Minh, cậu là chú em của tớ".

Và thưa anh chị em,

Hình ảnh đó tôi muốn gợi ra trong bầu khí gia đình của ngày lễ giỗ của Người thân yêu của chúng ta. Và có một điều cũng kể là lạ: Cách đây mấy năm, khi có dịp về phục vụ ở Đại Chủng viện Sao Biển, Đức Cha Nho vẫn thường lấy xe chiếc xe MêKông đó chở tôi đi thăm nhiều nơi trong địa phận Nha Trang, và một trong những nơi mà tôi muốn đến, muốn biết là cái nguyên quán của Đức Cha Nho.

Mình nghe nói từ rất lâu là cái giáo xứ Bình Cang mình quay qua nói với Đức Cha Nho: Nè, Bình Cang mình nghe nói lâu lắm rồi, vùng đất tử đạo năm xưa, quê của anh anh chở mình vào với.

Đức Cha Nho trả lời: Cậu sẽ có dịp vào nhưng bây giờ chưa!

Mà xe chạy ngang nhiều lần lắm. Tôi nói: Bình Cang chỗ nào?

Ngài nói: Đó!

- Quay xe vào mình xem chút xíu xứ Bình Cang của anh

- Rồi cậu sẽ vào, bây giờ chưa.

Cứ như thế cho đến lúc mà Ngài nằm xuống tôi vẫn chưa có dịp bước vào Bình Cang. Rồi khi đến Nha Trang trong tư cách là người tiếp tục công việc của Đức Cha Phó Phêrô, một trong những nơi tôi ước ao đến, không phải đến để thăm, mà đến như tư cách là hành hương. Nơi đã phát sinh ra Người tiền nhiệm của mình Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nho thì không phải chỉ đến một lần, mà trong lúc này đến nhiều lần quá sức. Nói vậy, Cha sở cha quản Hạt tha cho tôi. Có những lần tôi đến mà Cha không biết.

Chúng ta chia sẻ lại với nhau, và trong niềm tin, trong mầu nhiệm các Thánh thông công, tự nhiên chúng ta thấy rằng có một cái gì đó như là tiền định để nối kết chúng ta với nhau, và nhiều khi trong cuộc sống đời thường mình chỉ thấy đó là những cái biến cố nho nhỏ nhưng mà với ánh mắt đức tin và trong niềm phó thác cho Chúa, chúng ta lại thấy rằng: Chúa chuẩn bị lúc này lúc kia để nối kết lại thành ra những chặng đướng trong đời sống của chúng ta. Không hiểu tại sao cái thời gian trước kia khi ở chung với nhau tại Roma, thì tôi là một linh mục trẻ, Đức Cha Nho lớn hơn tôi, cũng có một số anh em linh mục trẻ nữa. Cha Nho có nói rằng: Tớ thương cậu lắm, cậu còn trẻ quá. Xin nói luôn: Cậu ở Châu Âu quá lâu coi chừng hư! Cho nên tớ phải giúp cậu, phải giữ gìn cậu. Lúc đó chưa có chữ quản lý đâu! Mà cái ý là: Tôi muốn quản lý cậu để cho cậu khỏi hư. Vì lúc bấy giờ tôi mới 26, 27 tuổi thôi.

Tôi cười tôi nói: Mình là người có đạo mà! Cũng giữ đạo đàng hoàng mà!

Đức Cha Nho nói: Ơ, nhưng mà cậu còn trẻ quá phải giữ cậu, nhưng mà cậu có cái gì đó cậu để trong phòng mình hết không được giữ cái gì hết trừ sách vở.

Cái hình ảnh đó nhìn lại thương làm sao. Nếu không quan tâm, nếu không có cái kinh nghiệm trong đời sống linh mục, trong đời sống của Người anh và nếu không có một ít có thể nói cái sự tín niệm rất nhiều và như thế đã sống với tôi như thế và vẫn luôn luôn gọi: cậu là chú em của mình.

Tôi nói: Anh lớn hơn và anh là anh chứ sao!

Và không ngờ, thật sự bây giờ mình tiếp tục công việc Người anh mình.

Đó là những điều tôi muốn chia xẻ trong bầu khí gia đình. Hướng về Chúa, nhớ đến và cầu nguyện cho người thân chúng ta, đã chết cho Chúa, theo gương Chúa, trao ban cả sự sống của mình, cả sự nghiệp của mình trong tư cách là người cha. Đã sống những tính cách đó một cách rất là đặc biệt, và như đoạn kết của bài sách Khải Huyền: tất cả những sự nghiệp đó tiếp tục theo Người về cuộc sống đời sau, và để lại cho chúng ta như những kỷ niệm không phai nhoà.

Như là người cha:
Chúng ta thấy Ngài ở trên chiếc xe đi khắp nẻo đường trong Giáo Phận này và nhiều nơi khác nữa để chu toàn công việc của đấng kế vị các thánh Tông Đồ. Đã là Giám mục Đức Cha Phêrô chúng ta đã miệt mài trên những nẻo đường như thế, và những nơi nào càng xa, những nơi nào càng khó, những nơi nào càng khổ, những nơi nào càng bị bỏ rơi thì người Cha với trái tim người Mẹ, luôn luôn nghĩ đến và quan tâm, những gì Ngài có Ngài chia xẻ cho những người con xa xôi, nghèo khổ và thiếu thốn.

Như là người thầy:
Chúng ta không dám nói tới bao nhiêu công lao Ngài đã thực hiện để vượt qua biết bao nhiêu truân chuyên và khó nhọc, thử thách để bảo tồn và phát triển ơn gọi linh mục, tu sĩ, chủng sinh trong Giáo Phận thân yêu của chúng ta. Ngài làm việc tông đồ ơn gọi, vâng, đúng như thế.

Đức ông Chery. Ngài ghé qua Nha Trang muốn gặp cha Nho vì trong tâm trí của Ngài biết rõ Toà Thánh đã chọn cha Nho làm Giám mục phó Nha Trang. Ngài muốn gặp để coi mặt như thế nào, thì hôm đó Ngài gặp một người. Xin lỗi, mặc áo thun lũng, quần sọt đang lao động Ngài ngỡ ngàng:
-Tôi muốn gặp cha Nho
- Dạ con là cha Nho


(Độ tuần xây dựng lại Đại Chủng viện),
Những công việc của Đại Chủng viện những cái hình ảnh đó đã để lại một ấn tượng rất lớn, mà không chỉ ở bên ngoài mà thôi, còn biết bao nhiêu thế hệ linh mục, thọ ơn, biết ơn Đức Cha Phêrô. Là người Thầy không phải chỉ bằng những lời giảng dạy, mà bằng gương sống bằng sự mẫu mực của mình.

Tự nhiên của mình có thiếu cái gì sâu xa, thiếu cái gì vui, thiếu cái tình huynh đệ, thiếu cái nụ cười thì Đức Cha Phêrô luôn luôn đem đến cho mỗi anh em. Là người bạn hết sức chân tình, trung tín.
Là người anh - vâng- phải chia xẻ với đàn em, Ngài để lại cho đàn em nhiều kinh nghiệm thật là thấm thía sự hài hoà, sự hiệp nhất quay trở lại.

- Vâng - tất cả những điều đó như đoạn kết của sách Khải Huyền:
- Những điều đó sẽ theo Người, chết và chết trong Chúa.

Đồng thời, chúng ta những người thân yêu của Đức Cha Phêrô. Nhất là dựa trên ánh sáng của lời Chúa trong bấu khí đạo đức, bầu khí thánh thiện của thánh lễ làm chúng ta càng thấm thía hơn. Ngài nằm xuống để chúng ta yêu thương nhau nhiều hơn. Ngài nằm xuống khác gì như hạt lúa mì để trổ sinh những bông hạt tốt đẹp cho gia đình. cho dòng tộc, cho Giáo Xứ. cho thân bằng quyến thuộc và ngay cả cho Giáo Phận, cho Hội thánh của chúng ta. AMEN.

Nghe và viết lại từ băng Video, có nhiều từ và đoạn không được rõ lắm xin mọi người đọc và ngẫm nghĩ để nhớ ông 9 qua bài tâm sự của ông 10 hôm nay
Nghe và viết lại : Nguyễn Anh Toàn và Lê Quý Đôn